Bơm màng cấu tạo và nguyên lý hoạt động Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng máy bơm màng khí nén là thiết bị được sử dụng nhiều trong các hoạt động bơm hóa chất, chất lỏng có độ nhớt cao, chất lỏng lẫn hạt rắn... Đặc biệt, thiết bị này rất thích hợp cho các khu vực nguy hiểm vì sử dụng khí nén thay vì điện. Cùng GODO Việt Nam tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng để hiểu hơn về loại bơm này nhé. Nguyên lý hoạt động của máy bơm màng khí nén máy bơm màng khí nén hoạt động dựa vào nguyên lý chuyển động tịnh tiến của Piston. Khi Piston chuyển động làm dịch chuyển màng bơm, tạo áp lực hút và đẩy, van khí sẽ cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, ký hiệu máy bơm màng GODO tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này chất lỏng sẽ được hút và đẩy qua bơm. Chu trình 1 Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo ra áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Áp lực này làm đóng van số 1, mở van số 2, cho phép chất lỏng được bơm đi. Đồng thời, màng bơm bên phải cũng được di chuyển cùng chiều sang bên trái thông qua trục nối. Quá trình này tạo áp lực chân không đóng van số 4 và mở van số 3 để hút chất lỏng vào buồng chứa chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 1. Chu trình 2 Van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên phải, tạo áp lực đẩy màng bơm sang phải hướng ra ngoài. Áp lực này làm đóng van số 3, mở van số 4 và cho phép bơm chất lỏng qua. Màng bơm bên trái cũng đồng thời di chuyển cùng chiều sang phải thông qua trục nối. Quá trình này tạo áp lực chân không giúp đóng van số 2 và mở van số 1, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm màng Cấu tạo bơm màng khá đơn giản, gồm có 4 bộ phận: Cổng bơm với ống bơm linh hoạt, có thể xoay chuyển theo nhiều chiều hướng khác nhau và thực hiện nhiệm vụ hút, xả chất lỏng. bơm màng khí nén có 2 loại cổng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau, đó là cổng bơm đơn và cổng bơm đôi. Thân bơm có 2 buồng chứa các chất lỏng khi máy bơm hút vào. Do đó, thân bơm thường được chế tạo từ các vật liệu cao cấp, yêu cầu độ bền cao cùng khả năng chống chịu ăn mòn tốt. bơm màng khí nén gồm có 2 màng bơm được sử dụng để ngăn cách các chất lỏng với không khí. Van bi của dòng máy bơm này đóng vai trò một bộ phận điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng theo một chu kỳ nhất định. Một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của bơm màng khí nén chính là van khí, giá máy bơm màng khí nén nó là bộ phận phân tán khí nén sang hai bên buồng khí và kích thích để màng bơm hoạt động. Ngoài ra, van khi mang lại cho thiết bị máy bơm này khả năng tự mồi rất tiện lợi. Phân loại máy bơm màng khí nén Người ta dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau để phân loại bơm màng khí nén. Hiện nay, có hai loại được sử dụng phổ biến nhất đó là: bơm màng khí nén: được làm bằng vật liệu cao su, nhựa dẻo và hoạt động nhờ vào cơ chế của lực nén. Dòng máy bơm màng khí nén này được sử dụng để vận chuyển các chất lỏng như: hóa chất, bùn loãng, đất sét…Để hiểu thêm về loại bơm này mời đọc qua "Tổng hợp kiến thức bơm màng khí nén nhất định phải biết" máy bơm màng khí nén thủy lực: hoạt động do động cơ điện hoặc mô tơ. bơm màng khí nén thủy lực được ứng dụng với các chất: xăng dầu, nước cứu hỏa, nước sinh hoạt, công nghiệp hóa chất và thực phẩm… bơm màng cơ khí: hoạt động bằng liên kết cơ học piston đơn giản được gắn trực tiếp vào màng ngăn. Một cơ cấu quay chuyển động qua lại của liên kết gắn vào màng ngăn. Ngoài ra, còn một loại bơm màng nữa đó chính là kiểu máy bơm màng khí nén điện. Nếu bạn quan tâm đến loại bơm này mời đọc thêm bài chi tiết về loại bơm màng điện và ứng dụng trong ngành công nghiệp.