Theo thống kê sơ bộ, thị trường Việt Nam hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao, giới chuyên môn dự đoán trong thời gian tới, cuộc cạnh tranh trên thị trường này sẽ còn khốc liệt hơn nữa. Liệu rằng, những người kinh doanh “tay ngang” có chạy đua kịp với sự cạnh tranh này hay không? Những “bí kíp võ công” nào sắp được tung ra để đồng hành cùng người kinh doanh sơn? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời đấy! Đừng bỏ qua những thông tin cực kỳ bổ ích dành riêng cho bạn dưới đây nhé! Cuộc đua đầy cam go Thị trường sơn hiện nay được tạm chia làm bốn phân khúc. Phân khúc cao cấp gồm những công ty ngoại như: Nhật, Mỹ, Anh,... Đây là những doanh nghiệp có nhà máy cùng hệ thống phân phối tốt. Nhóm thứ hai là các thương hiệu trung bình khá đến từ châu Á và nhóm trung bình thấp với các thương hiệu trong nước. Nhóm còn lại là các cơ sở sản xuất rải rác khắp cả nước, phục vụ cho các khách hàng thu nhập thấp. Hiện nay, thị phần sơn ngoại đang chiếm khoảng 60% trên tổng sản lượng tiêu thụ và sơn nội địa chiếm 40% thị phần. Tuy năng lực cạnh tranh của các hãng sơn nội địa còn kém so với các đối thủ ngoại, nhưng nhiều doanh nghiệp sơn nội đã cố gắng chen chân vào thị trường. Dù bị lép vế song các hãng sơn nội vẫn chứng tỏ rằng, họ không hề e dè tiếp cận thị trường. Không thể đối đầu với sức mạnh tài chính của các tập đoàn nước ngoài, nhưng thời gian qua, nhiều đơn vị đã tung ra những “chiêu thức” khá độc đáo. Bên cạnh đó, công ty còn có các sản phẩm sơn ngoại thất ứng dụng công nghệ Nano UV Shield có tính năng chống cacbon hóa cao, độ bền màu được duy trì lâu dài. Tương tự, Sơn Kova cũng hấp dẫn người tiêu dùng với hàng loạt tính năng mới như chống cháy, diệt khuẩn, chống bám bụi,... Thị trường sơn đã đồng hành cùng với sự phát triển của ngành vật liệu xây dựng và phát triển mạnh trong 10 năm gần đây. Với hàng trăm thương hiệu từ nước ngoài cho tới nội địa, sản phẩm sơn ngày càng đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc… Điều này cho thấy, thị trường sơn hiện nay là cuộc chạy đua nhằm thu hút khách hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từng bước tiếp cận công nghệ cao Không dừng lại ở đó, để chạy đua với sự cạnh tranh đầy khốc liệt này, các doanh nghiệp, đại lý sơn cũng phải tập tiếp cận với công nghệ cao, điển hình là các phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn để vận hành cửa hàng kinh doanh được hiệu quả hơn, đặc biệt là với những ai đang có ý định mở rộng quy mô cửa hàng theo dạng chuỗi. Phần mềm sẽ giúp người dùng: 3.1 Nắm bắt chi tiết sản phẩm Để tránh nhầm lẫn, bạn cần phải nắm bắt chi tiết từng đặc tính, màu sắc, chủng loại của từng loại hàng hóa như: Sơn tường; Sơn gỗ; Sơn nhựa; Sơn phục vụ cho tĩnh điện; Sơn thiết bị linh kiện xe,... Từ những đặc điểm, tính chất trên, việc bạn cần làm là sắp xếp hàng hóa trật tự và khoa học. Bạn có thể phân loại hàng hóa theo đối tượng sử dụng, tính chất đặc điểm hay theo chủ đích mình mong muốn. Cái cốt lõi là bạn có thể nhớ được hàng hóa, giảm thất thoát đáng kể cho cửa hàng mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. 3.2 Quản lý kho chặt chẽ Nếu như trước đây quản lý hàng hóa bằng thủ công chép tay vừa tốn thời gian, công sức và cả tiền bạc nữa. Nhưng bây giờ khi bạn sử dụng một công cụ chuyên nghiệp như phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn S2Retail - giải pháp sắp được tung ra thị trường trong thời gian sắp tới, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, giấy bút cũng như vấn đề nhân sự. Bạn dễ dàng nắm bắt được lượng hàng nhập vào, bán ra như thế nào thông qua các chỉ số như: - Số lượng sơn - Phân loại màu sắc từng loại - Dung tích sơn - Đơn giá theo sản phẩm - Số lượng tồn kho Dựa vào những thông tin này, bạn vừa có thể nắm bắt được thông tin về hàng hóa nhanh chóng, từ đó bạn có thể chủ động kế hoạch nhập hàng mới để hàng hóa đảm bảo số lượng bán cho khách sắp tới. 3.3 Kiểm soát hoạt động bán hàng của nhân viên Để có thể đánh giá được khái quát và chính xác về nhân viên bán hàng, chúng ta nên dựa vào kết quả bán. Nhân viên xuất sắc là những người có thành tích bán hàng cao, tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh ở cửa hàng của bạn. Đối với những nhân viên nhiệt tình, năng nổ như vậy bạn nên tuyên dương, khen thưởng để khuyến khích họ. Ngược lại bạn không thể trả tiền cho những người lười làm, ỷ lại, không đem lại doanh thu cho công ty. Như vậy là thiếu công bằng với những người đã được nêu ở trên. Ngoài ra dễ làm nhân sự lục đục, bất hòa, người giỏi không muốn làm việc nữa. 3.4 Nắm bắt tình hình kinh doanh và giám sát thu chi cụ thể Nếu như trước đây, việc quản lý hàng hóa theo phương thức thủ công ghi chép khiến bạn sẽ luôn phải chờ đợi nhân viên phụ trách của mình cộng sổ, đưa báo cáo thậm chí số liệu báo cáo có thể sai sót do lỗi ghi chép, tính toán khiến bạn không thể đưa ra con số chính xác được thì với phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn S2Retail, bạn có thể xem báo cáo bán hàng bất cứ lúc nào, thời điểm nào bạn muốn. Chỉ cần bạn yêu cầu, đặt lệnh trên phần mềm, báo cáo sẽ nhanh chóng hiện ra, từ đó sẽ có phương án giải quyết điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Bên cạnh đó, tiền bạc cũng là một trong những vấn đề quan trọng giúp cửa hàng bạn duy trì hoạt động kinh doanh ngắn hạn hay dài hạn. Một khi hàng hóa đã thất thoát đồng nghĩa với việc số tiền bạn thu về sẽ ít hơn số tiền dự kiến. Chính vì thế để có thể kiểm soát được công nợ khách hàng, tiền hàng phải trả cho người cung cấp, số tiền tạm ứng là bao nhiêu, tiền thừa - thiếu,... phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng sơn S2Retail sẽ thay bạn kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến chi phí một cách chính xác hơn. Sự có mặt của công cụ thông minh này trên thị trường trong thời gian ngắn nữa hứa hẹn sẽ mang đến cái nhìn mới lạ dành cho người kinh doanh sơn trong vấn đề vận hành cửa hàng nói chung và vận hành theo quy mô chuỗi cửa hàng nói riêng. Với giao diện đơn giản, dễ nhìn nên bạn cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian để thao tác, làm quen với hệ thống của phần mềm. Hy vọng rằng bài viết trên đây của S2Retail đã trao đến bạn một số thông tin giá trị để có thể chạy đua kịp với thị trường kinh doanh sơn đầy khốc liệt như hiện nay nhé!