Doanh nghiệp đứt nguồn tiền, rủi ro nợ nần lan rộng

Thảo luận trong 'Chuyện trò Computer' bắt đầu bởi cv9tt4, 3/8/22.

  1. cv9tt4

    cv9tt4 Member

    Tham gia:
    8/12/20
    Bài viết:
    147
    Thích đã nhận:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Do dòng tiền gặp khó, vốn tín dụng khan hiếm nên có tình trạng các DN mua hàng của nhau và ghi nợ khối lượng rất lớn, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Nguy cơ nợ xấu giữa các DN đang lan rộng gây rủi ro, đổ vỡ nếu không có sự hỗ trợ kịp thời.
    Nỗi lo “bom nợ” giữa các DN

    Giám đốc một công ty TNHH nhỏ tại Hà Nội, vốn hoạt động hơn chục tỷ đồng, chuyên cung cấp vật liệu xây dựng cho các nhà thầu, cho biết, thời gian qua công ty liên tiếp bị đối tác nợ tiền hàng. Số nợ giờ đã gấp ba lần vốn ban đầu.

    Không đòi được nợ nên công ty cũng nợ các nhà cung cấp của mình, nợ ngân hàng... Có lúc khó khăn quá đã phải vay tín dụng đen để thanh toán cho các khoản cấp bách. Vừa rồi bị các chủ nợ đòi rát quá, phải bán căn nhà đang ở lấy tiền trả nợ. Giờ cả nhà phải đi thuê 1 căn chung cư để sống, DN phải tạm dừng hoạt động do không còn vốn.

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho hay, hiện có DN xây dựng bị chủ đầu tư nợ tới vài nghìn tỷ đồng. Các DN này lại nợ các nhà cung cấp nguyên vật liệu, rồi các nhà cung cấp nguyên vật liệu, lại nợ các nhà cung cấp khác… cứ như vậy số tiền nợ rất lớn. Bình thường vấn đề này đã khó khăn rồi, nhưng năm nay càng khó khăn hơn nên nợ nhiều hơn. Các DN xây dựng chỉ có lợi nhuận vào khoảng 4%, nếu bị nợ nhiều kéo dài chắc chắn sẽ thua lỗ.
    [​IMG]Nhiều nhà thầu đang bị nợ đọng lên đến cả nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa)
    Theo khảo sát của Atradius, tập đoàn cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh, chia sẻ với báo chí ngày 19/7 vừa qua, có 58% tổng giá trị giao dịch giữa DN với DN (B2B) trong những tháng qua được thực hiện bằng hình thức bán hàng trả chậm và có tới 48% các giao dịch này là hóa đơn quá hạn. Trong đó, nợ khó đòi và nợ xấu ở mức cao, mức độ xoá nợ là 6%, riêng trong lĩnh vực thép và kim loại con số này là 9%, dẫn đến nguy cơ rủi ro cao về dòng tiền của nhiều DN.

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp chia sẻ, Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam đã nhận được cả loạt đơn đề nghị giúp đỡ DN đòi công nợ. Có những DN khi thực hiện xong hợp đồng mới chỉ thu được từ 60-70% giá trị, phần còn lại bị nợ kéo dài. Có những DN có số vốn đăng ký kinh doanh vài trăm tỷ đồng nhưng con số nợ đọng xây dựng cơ bản mà đơn vị đang gánh lại lên con số cả nghìn tỷ đồng.

    Trên thực tế, khi kinh tế khó khăn, nợ khó đòi giữa các DN có quan hệ giao dịch, càng trở nên trầm trọng hơn. Chuyện các DN chiếm dụng vốn lẫn nhau đã tới mức báo động. Nhiều DN đã và đang phải "ngậm đắng, nuốt cay" vì bị nợ quá hạn lên tới vài nghìn tỷ đồng.

    DN “kiệt sức”, nguy cơ sụp đổ dây chuyền

    Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 7 tháng đầu năm 2022 có 94,6 nghìn DN rút lui khỏi thị trường, tăng 18,7%, so với cùng kỳ 2021. Bình quân một tháng có 13,5 nghìn DN rút lui khỏi thị trường. Số DN rời khỏi thị trường vẫn đang tăng lên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn.

    Qua trao đổi, nhiều DN giãi bày, khó khăn nhất hiện nay với họ chính là thiếu vốn. Vay ngân hàng không dễ dàng, trong khi chi phí đầu vào sản xuất đã tăng cao từ 10-30%, lợi nhuận giảm mạnh, thậm chí có sản phẩm phải bán lỗ, mà còn bị đối tác nợ tiền thì rất khó thoát cảnh thua lỗ. Một số DN nhỏ, có vốn dành cho hoạt động chỉ từ vài tỷ đến hơn chục tỷ đồng nhưng bị nợ đọng tiền hàng gấp nhiều lần nên hết vốn, phải hoạt động cầm chừng hoặc tạm dừng.

    Theo các nhận định, từ nay đến cuối năm nguy cơ này còn tăng lên. Hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) năm 2022, được Ngân hàng Nhà nước ấn định là 14%. Tuy nhiên, hiện nhiều ngân hàng đang trong tình trạng cạn room, chẳng hạn như Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam cả năm 2022 được giao hạn mức tín dụng 7% thì nửa đầu năm đã sử dụng hết 6% chỉ còn 1%. Vì vậy, nguồn cung vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế chắc chắn sẽ bị hạn chế. Một số ngành như lĩnh vực bất động sản, việc vay vốn ngân hàng đang bị kiểm soát rất chặt chẽ, vì vậy dòng tiền đã khó lại càng thêm khó.
    [​IMG]Nhiều DN thiếu vốn nhưng vay ngân hàng rất khó.
    Không những thế, nhiều DN đang đối mặt với một khối lượng lớn trái phiếu đến kỳ đáo hạn. Theo Bộ Tài chính, trong năm 2022, khối lượng trái phiếu đáo hạn vào khoảng 144,5 nghìn tỷ đồng. Đây là trái phiếu đến kỳ tất toán, bắt buộc DN phát hành phải trả cả tiền gốc và lãi cho nhà đầu tư. Trong khi đó, DN lại không được phát hành trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ, đảo nợ, cho thấy áp lực về dòng tiền rất lớn.

    Hơn nữa, trong bối cảnh giá nguyên vật liệu gia tăng, nhu cầu vốn của DN cũng tăng hơn trước để tích trữ hàng hóa. Chẳng hạn trước đây cần 100 tỉ đồng để nhập hàng thì nay giá nguyên liệu tăng 10%, các công ty sẽ phải cần thêm 10 tỷ đồng nữa mới đủ số lượng sản xuất. Thời điểm cuối năm, nhiều DN đang rất cần số vốn lớn để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu tết. Trong khi đó, thiếu dòng tiền đang là tình trạng chung của các DN hiện nay, dẫn tới việc mua chịu, nợ nhà cung cấp sẽ tăng lên.

    Các chuyên gia nhận định, tình trạng nợ giữa các DN, trong đó có nhiều khoản nợ xấu, sẽ khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh kém. Nhiều DN đứng trước nguy cơ đóng cửa ngừng hoạt động, nợ lương, sa thải người lao động, các công trình thi công dở dang, nợ xấu ngân hàng vì vậy cũng tăng theo,... Nếu vấn đề này không được giải quyết, cả nền kinh tế sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

    Giới chuyên gia cũng nhiều lần đề xuất Ngân hàng Nhà nước cần tính toán nới room tín dụng trong thời điểm quan trọng hiện tại để tiếp thêm oxy cho doanh nghiệp. Lãnh đạo Chính phủ mới đây cũng đã chỉ đạo không kiểm soát tín dụng một cách bất hợp lý. Doanh nghiệp đang chờ tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, theo đánh giá, đây là thời điểm cần hành động nhanh, quyết liệt bởi bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể khiến doanh nghiệp “chết” vì kiệt sức, kéo theo là sụp đổ dây chuyền.
     

trang này