Doanh nghiệp tắc dòng tiền, thị trường cạn nguồn cung

Thảo luận trong 'Chuyện trò Computer' bắt đầu bởi cv9tt4, 6/7/22.

  1. cv9tt4

    cv9tt4 Member

    Tham gia:
    8/12/20
    Bài viết:
    147
    Thích đã nhận:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Tình trạng doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đồng loạt chủ động cắt giảm đầu tư, nằm chờ chính sách vì vướng cả pháp lý lẫn dòng tiền không chỉ thu hẹp cửa mua nhà của người dân, mà còn đe dọa đà phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
    “Co cụm phòng thủ” vì dòng tiền tắc nghẽn

    Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2022 diễn ra ngày 29/6, TGĐ Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) Nguyễn Thị Như Loan cho biết, trong 6 tháng cuối năm, doanh nghiệp chọn phương án đầu tư chậm, chờ các chính sách được giải quyết một cách thống nhất, đồng bộ. QCG cũng không mở rộng đầu tư vì không biết tình trạng bế tắc này còn kéo dài bao lâu.

    Vị nữ CEO cho hay, giai đoạn 2007-2011, doanh nghiệp cũng từng rơi vào thế khó do khủng hoảng tài chính. Nhưng năm nay khó khăn còn chồng chất hơn vì thị trường vừa vướng pháp lý vừa bị chặn đứng dòng vốn. Ba năm nay, nhiều dự án của QCG bị tắc vì không giải quyết được những vướng mắc pháp lý. Một số dự án đã triển khai thì hàng bán chậm do khách vay mua nhà không được giải ngân.

    “Hiện tất cả dự án đều bị đứng pháp lý, không đủ điều kiện bán hàng, viễn cảnh tắc nghẽn dòng tiền, áp lực thiếu vốn đang đè nặng thị trường”, bà Như Loan bộc bạch.
    [​IMG]Ảnh: Hoàng Hà.
    Thế khó chồng khó cũng đang bủa vây khiến nhiều doanh nghiệp vốn khỏe mạnh vẫn buộc phải co cụm, chuyển từ tấn công sang phòng thủ sau khi đã tiêu hao cả các nguồn lực dự trữ do không thể tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng.

    Ông Nguyễn Minh Nhật, TGĐ Vạn Xuân Group, cho biết doanh nghiệp có khoản vay 2.000 tỷ đồng đã được duyệt giải ngân, nhưng đến khi dự án triển khai xây dựng thì bất ngờ bị ngân hàng ngừng rót vốn với lý do đã hết room khiến dự án “hụt hơi”.

    Tương tự, bà Võ Thị Hồng Mai, PTGĐ Công ty Asian Holding, chia sẻ doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc chào bán BĐS vì khách hàng lo ngại về thông tin ngân hàng siết tín dụng, khiến họ không dám xuống tiền mua nhà vì khó tiếp cận vốn vay.

    “Rất mong ngành ngân hàng tháo gỡ khó khăn, nới room tín dụng cho doanh nghiệp và cả khách hàng để thị trường có thể hồi phục lại trong 6 tháng cuối năm”, bà Mai kiến nghị.

    Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành, dự báo dự án đình trệ, giá bán tăng cao, thanh khoản yếu có thể khiến nhiều doanh nghiệp chết hàng loạt. Nếu kịch bản này xảy ra thì sẽ rất đáng lo ngại cho cả thị trường BĐS cũng như nền kinh tế.

    Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), Luật Đất đai quy định vốn sở hữu của doanh nghiệp địa ốc chỉ chiếm từ 15-20%. Còn 80-85% được huy động từ các kênh khác, gồm: vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu, vốn huy động từ khách hàng và vốn FDI. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, việc khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp địa ốc.

    “Tín dụng là bệ đỡ của nền kinh tế, là mạch máu, bình oxy của thị trường BĐS. Không tiếp cận được nguồn vốn này, doanh nghiệp gần như ngộp thở. Người mua nhà cũng vô cùng khó khăn”, Chủ tịch HoREA chỉ rõ.

    Nguồn cung hẹp, nhà đội giá - dân khó mua nhà

    Xu hướng doanh nghiệp BĐS hiện nay là hoạt động cầm chừng để chờ chính sách nên chủ động thu hẹp nguồn cung, trong khi nhu cầu mua nhà không vì thế mà giảm đi. Cả quý I/2022, thị trường Hà Nội chỉ có 2.800 căn, TP.HCM có 2.150 căn mở bán, theo Savills. Con số này chẳng khác gì muối bỏ bể so với dân số 8-10 triệu người của hai thành phố.
    [​IMG]Nguồn cung hẹp, giá nhà có nguy cơ tăng cao. Ảnh: Hoàng Hà.
    Do đó, việc chờ bất động sản lao dốc để vợt nhà giá rẻ là không thể xảy ra. Ngược lại, tất cả những khó khăn bất lợi của doanh nghiệp sẽ bị “đổ” vào giá nhà, dẫn đến càng siết, BĐS càng có nguy cơ tăng giá.

    “Doanh nghiệp BĐS lại đồng loạt thu hẹp đầu tư thì sẽ càng khoét sâu tình trạng thiếu hụt nhà ở. Giá nhà sẽ còn tăng cao cho đến khi nguồn cung được cải thiện, tước đi cơ hội tiếp cận và sở hữu nhà ở của người lao động”, một chuyên gia phân tích.

    Cũng theo vị chuyên gia trên, số lượng dự án đang triển khai không nhiều, dự án mới lại không có do doanh nghiệp khát vốn sẽ “kích hoạt” một cơn sốt BĐS sau một vài năm nữa. Năm 2016, khi Thông tư 39 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành theo hướng siết chặt dòng vốn từ các nhà băng đổ vào địa ốc nhiều doanh nghiệp BĐS đã rơi vào cảnh lao đao.

    Từ góc độ vĩ mô, các chuyên gia cảnh báo “hiệu ứng domino” khi đầu tàu kinh tế là BĐS bị khựng lại. BĐS đóng góp tới 14% GDP, đứng thứ 3 về thu hút FDI và có ảnh hưởng trực tiếp đến 35 - 40 lĩnh vực quan trọng khác như xây dựng, xi măng, sắt thép, du lịch… Thực tế, mới chỉ sau 3 tháng BĐS bị khóa van tín dụng, nhiều lĩnh vực liên quan đã “thấm đòn”.

    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, khẳng định chưa bao giờ doanh nghiệp khó khăn như hiện nay vì không có dự án. Vị này lo ngại nếu cứ kéo dài tình trạng này thì 5 năm nữa sẽ có rất nhiều nhà thầu không thể tồn tại.

    “Cung không đủ cầu sẽ chỉ càng khiến giá nhà tăng. Thị trường sẽ đi vào vết xe đổ của 5 - 6 năm trước nếu cơ quan quản lý tiếp tục cực đoan trong chính sách tín dụng”, một chuyên gia theo dõi kinh tế vĩ mô nhận định.

    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cảnh báo, trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau “cú giáng” Covid-19, tìm kiếm động lực mang tính đột phá nhằm bù lại tốc độ tăng trưởng thấp kỷ lục của 2 năm 2020 (chỉ 2,9%) và 2021 (chỉ 2,58% - thấp nhất trong vòng 30 năm). Sự đứng bánh của “đoàn tầu BĐS” trước mắt sẽ khiến mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm nay đổ vỡ.

    “Nghiêm trọng hơn, siết tín dụng BĐS cực đoan sẽ khiến kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2026 khó hoàn thành”, TS. Minh Phong nhấn mạnh.
     
  2. odfamgaingnam30o

    odfamgaingnam30o Active Member

    Tham gia:
    24/2/22
    Bài viết:
    19,625
    Thích đã nhận:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nam
    :
    gg Đặt gạch
    ĐT 5633386936
     

trang này