Giang mai từ mẹ lây sang thai nhi

Thảo luận trong 'Thanh Lý - Ve Chai - Tạp Hóa' bắt đầu bởi mintmintonline, 3/8/22.

  1. mintmintonline

    mintmintonline Member

    Tham gia:
    7/1/22
    Bài viết:
    350
    Thích đã nhận:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Trong thời gian mang thai, người phụ nữ có thể lây mầm bệnh giang mai sang cho thai nhi, sau đó nếu sinh thường thì đứa trẻ vẫn có nguy cơ bị lây từ bộ phận sinh sản của người mẹ.


    Bệnh giang mai lây từ mẹ sang con như thế nào?
    Nữ giới bị bệnh giang mai có thể nhận biết qua một số triệu chứng điển hình. Tuy nhiên nếu đang mang thai thì các biểu hiện thường không rõ rệt và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác. Vì thế hầu như bệnh không được phát hiện kịp thời, trừ khi bạn tiến hành xét nghiệm tại cơ sở y tế chuyên nghiệp.

    Cũng vì các tổn thương từ giang mai thường khó nhận biết nên người mẹ vô tình lây bệnh qua thai nhi, khiến em bé bị giang mai bẩm sinh. Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong 4 năm đầu bị giang mai, người phụ nữ mang thai sẽ rất dễ lây qua cho thai nhi.

    Sự lây nhiễm xảy ra từ tháng thứ 4 và tháng thứ 5 của thai kỳ và lây qua đường nhau thai. Thời điểm này máu của người mẹ có sự trao đổi mạnh mẽ với máu của em bé. Chính vì vậy xoắn khuẩn giang mai có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào thai nhi qua mạch máu ở rốn.

    Bên cạnh đó, trẻ được sinh ra theo đường tự nhiên, tức là ngang qua cơ quan sinh dục của người mẹ, thì nguy cơ bị giang mai do tiếp xúc với dịch tiết bệnh cũng cao. Vi khuẩn giang mai lây ở mắt, mũi, miệng, vùng kín của trẻ, gây những biến chứng nguy hiểm.


    Giang mai lây từ mẹ sang trẻ nguy hiểm như thế nào?
    Thai nhi bị lây giang mai từ mẹ được gọi là trường hợp bị giang mai bẩm sinh, bị thụ động. Nếu bị tấn công ồ ạt bởi xoắn khuẩn giang mai từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi có nguy cơ không thể tiếp tục sự sống. Thai phụ đối mặt với vấn đề sảy thai ở tháng thứ 5 – 6 của thai kỳ.

    Tình huống nhẹ hơn thì cũng không hề đơn giản. Đó là thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn không ồ ạt nhưng vẫn có thể bị sinh non và khó sống sót. Trẻ sinh ra theo đường tự nhiên của người mẹ trong đợt bệnh giang mai thì cũng bị ảnh hưởng đến mắt, tai, có thể gây mù lòa, điếc.


    TRIỆU CHỨNG GIANG MAI BẨM SINH
    Thai nhi bị nhiễm giang mai do mẹ lây sang, tùy mức độ bệnh mà có những biểu hiện khác nhau.


    Biểu hiện giang mai bẩm sinh sớm
    Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh sớm thể hiện rõ nhất trong 2 năm đầu đời của trẻ. Ở mức độ nhẹ thì trẻ sơ sinh trông bình thường nhưng thời kỳ thứ 2 thì sẽ xuất hiện những bọng nước ở lòng bàn tay, chân. Bên cạnh đó là vết nứt ở mép hay quanh mũi, khó thở.

    Trong 6 tháng đầu đời, trẻ bị bệnh giang mai bẩm sinh có thể bị viêm xương. Các triệu chứng nhận biết như: xương to, đau đầu xương, khó khăn trong vận động. Ngoài ra trẻ còn bị viêm xương sụn giả liệt Parrot, triệu chứng nhận biết: đau ở đầu xương dài về đêm.


    Biểu hiện giang mai bẩm sinh muộn
    Triệu chứng bệnh giang mai bẩm sinh muộn xuất hiện khi trẻ từ 3 tuổi trở lên, có khi đến tuổi trưởng thành mới biểu hiện rõ rệt. Trường hợp bệnh không có triệu chứng lâm sàn thì còn được gọi là thời kỳ giang mai kín.


    HẠN CHẾ NGUY HẠI CỦA BỆNH GIANG MAI Ở THAI NHI
    Để ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng từ việc giang mai lây từ mẹ sang thai nhi thì chị em phụ nữ cần hết sức chú ý.


    Khám và tầm soát bệnh lý
    Trước và trong giai đoạn mang thai, hãy khám sức khỏe sinh sản, bệnh xã hội đầy đủ để tầm soát bệnh. Hãy đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và sẵn sàng cho việc ra đời của con. Đối với nam giới, phải đảm bảo không lây nhiễm giang mai cho người yêu hoặc vợ mình.

    Bệnh giang mai được phát hiện dựa vào kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với xoắn khuẩn. Các triệu chứng bên ngoài hay ở cơ quan sinh dục chưa hẳn có thể giúp bạn kết luận việc có bị giang mai hay không. Vì thế chuyên gia khẳng định, cần đi xét nghiệm ở cơ sở y tế đạt chuẩn để hoàn toàn yên tâm.


    Điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai
    Nếu phát hiện mắc bệnh giang mai, chị em cần được nhanh chóng điều trị trong 3 tháng đầu thai kỳ là tốt nhất. Lúc này các xoắn khuẩn chưa tấn công vào thai nhi qua đường nhau thai. Trường hợp đã qua 3 tháng đầu thai kỳ và được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, bạn càng phải đi khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Không phải phương pháp điều trị nào cũng phù hợp và an toàn cho thai phụ. Vì thế việc điều trị phải hoàn toàn thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở chuyên nghiệp, có chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm.

    Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/canh-bao-giang-mai-lay-tu-me-sang-thai-nhi.html

    Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu
     

trang này