Mục tiêu Marketing là gì? Xây dựng mục tiêu Marketing chuẩn tiêu chí SMART 2023

Thảo luận trong 'Hỏi, Đáp - Kinh nghiệm Mua Bán' bắt đầu bởi quangcaosieutoc07, 20/2/23.

  1. quangcaosieutoc07

    quangcaosieutoc07 New Member

    Tham gia:
    20/2/23
    Bài viết:
    1
    Thích đã nhận:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Mục tiêu marketing là gì? Trong tiếp thị, tất cả những nỗ lực mà bạn đặt vào chiến dịch xuất phát từ mục tiêu marketing. Nếu không đặt ra mục tiêu, con đường đi đến thành công rất khó khăn và liên tục bị chao đảo. Nhưng để mục tiêu đặt ra hiệu quả và khả năng thành công cao phải theo tiêu chí SMAKT. Muốn biết thêm chi tiết, hãy cùng Quảng Cáo Siêu Tốc tìm hiểu ngay!

    [​IMG]

    Mục tiêu marketing là gì? Tìm hiểu mục tiêu Smart

    MỤC TIÊU MARKETING LÀ GÌ?
    Mục tiêu marketing là mục tiêu mà cá nhân, doanh nghiệp đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Thường thì mục tiêu marketing là mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra khi quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng tiềm năng cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

    Nói dễ hiểu hơn, là mục tiêu tiếp thị được đặt ra để đạt được mục tiêu chung tổ chức. Mục tiêu tiếp thị công ty cho một sản phẩm cụ thể có thể bao gồm tăng nhận thức về sản phẩm người tiêu dùng, cung cấp thông tin về đặc điểm, tính năng sản phẩm và giảm sức đề kháng người dùng khi mua sản phẩm.

    Tham khảo: https://quangcaosieutoc.com/muc-tieu-marketing-la-gi/

    PHÂN LOẠI MỤC TIÊU MARKETING
    Mục tiêu marketing được phân loại như thế nào? Thực tế, mục tiêu mkt được xếp vào ba nhóm chính sau đây.

    1. Tăng doanh thu
    Một trong những mục tiêu doanh nghiệp chính là đạt được lợi nhuận cao nhất, thúc đẩy kinh doanh, tạo ra doanh số và duy trì hoạt động. Bao gồm:

    • • Gia tăng lợi nhuận
    - Tối thiểu hóa chi phí sản xuất.

    - Tối thiểu chi phí vận chuyển và kho bãi.

    - Tối thiểu hóa chi phí chạy ads.

    - Xác định mức giá tối đa mà khách hàng mục tiêu có thể sẵn sàng bỏ tiền ra chi trả, trong thời điểm vừa ra mắt.

    • Tăng hiệu quả hoạt động marketing-mix
    - Đào tạo đội ngũ bán hàng có khả năng giao tiếp và tư vấn tốt.

    - Đào tạo đội ngũ sản xuất lành nghề đảm bảo chất lượng đầu ra.

    - Tìm kiếm công nghệ có khả năng gia tăng hiệu quả sản xuất.

    - Cải tiến quy trình giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện.

    [​IMG]

    2. Nâng cao nhận thức về sản phẩm
    Mục tiêu marketing doanh nghiệp nên xem xét chính là khiến khách hàng nâng cao nhận thức đến một sản phẩm đã có mặt trên thị trường trong một khoảng thời gian dài hoặc quảng bá sản phẩm tới càng nhiều khách hàng trong phân khúc khách hàng tiềm năng biết càng tốt.

    • • Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khách hàng
    - Phát triển sản phẩm mới với những cải tiến, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

    - Cải tiến sản phẩm & dịch vụ nâng cao trải nghiệm người dùng.

    - Nắm bắt nhu cầu & đặc điểm và thay đổi về hành vi hách hàng.

    - Khảo sát liệu sản phẩm mới có được đón nhận không?

    - Thu thập thông tin về trải nghiệm khách hàng sau quá trình sử dụng dịch vụ & sản phẩm.

    • • Tiếp cận khách hàng
    - Tìm kiếm khách hàng mới có trong khu vực.

    - Lựa chọn và xây dựng kênh phân phối để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ.

    - Mở rộng quy mô phân phối sang tỉnh lân cận.

    - Mở rộng thị phần sang quốc gia khác.

    - Đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình tư vấn, mua hàng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

    [​IMG]

    3. Xây dựng thương hiệu
    Xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt đẹp trong mắt trong hành hiện tại và tương lai, cạnh tranh với đối thủ, phát triển vững mạnh.

    • • Mục tiêu truyền đạt thông điệp
    - Thông báo đến khách hàng mục tiêu về sự xuất hiện một sản phẩm hay một nhãn hiệu mới.

    - Thông báo đến người tiêu dùng về một sự kiện hay một chương trình khuyễn mãi nào đó.

    - Truyền tải thông điệp về giá trị lợi ích mà một thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ mang lại.

    • • Tăng độ nhận diện thương hiệu
    - Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.

    - Định vị và xây dựng những giá trị gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp.

    - Nâng cao uy tín doanh nghiệp thông qua chương trình tài trợ, gây quỹ.

    - Mục tiêu thuyết phục sản phẩm

    - Thuyết phục khách hàng sử dụng và trải nghiệm sản phẩm mới.

    - Thuyết phục khách hàng tham gia sự kiện, cuộc thi hội thảo, hội nghị.

    - Thuyết phục khách hàng cài ứng dụng trên điện thoại.

    [​IMG]

    • • Gợi nhớ thương hiệu
    - Nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại một sản phẩm, nhãn hiệu, sự kiện, chương trình.

    - Nhắc nhở khách hàng về cuộc hẹn tư vấn, tái khám trong ngành y tế.

    - Nhắc nhở khách hàng về lịch thanh toán, gia hạn dịch vụ.

    XÂY DỰNG MỤC TIÊU DOANH NGHIỆP TIÊU CHÍ SMART
    Không phải cứ có mục tiêu marketing là bạn có thể đạt được nó. Mục tiêu SMART là mục tiêu thực tế, có thể định lượng và tập trung mà doanh nghiệp có thể dễ dàng nhắm tới. Nếu bạn đang tự hỏi ý nghĩa SMART là gì thì đó là từ viết tắt những cụm từ sau.

    1. Specific (Cụ thể)
    Về mặt tiếp thị, doanh nghiệp nên chọn số liệu mình muốn cải thiện như khách hàng truy cập, khách hàng tiềm năng. Đội ngũ nhân viên cũng nên xác định rõ danh mục mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm việc như thế nào. Tài nguyên và kế hoạch hành động sẽ ra sao.

    Mọi mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu đề ra càng chi tiết càng cụ thể bao nhiêu càng dễ xác định cơ hội nắm bắt vấn đề và mức độ khả thi, đo lường vấn đề và cơ hội thực tế có thành công hay không.

    2. Measurable (Có thể đo lường được)
    Có thể áp dụng thuộc tính định lượng hoặc định tính để tạo ra một hệ thống đo lường. Mục tiêu bạn đặt ra gắn với những con số cụ thể, như vậy, bạn dễ dàng đo lường được mức độ làm việc nhân viên như thế nào được.

    Chẳng hạn, bạn đặt ra mục tiêu tiếp thị và chốt thành công 10 đơn trong vòng 1 tháng, giá trị mỗi hợp đồng sale là 700 triệu đồng, mỗi tuần bạn bạn phải hoàn thành tối thiểu 3 đơn sale thành công, liên tục nổ lực để hoàn thành đúng tiến độ.

    Cách để bạn hoàn thành mục tiêu nhanh nhất là thường xuyên đo lường hiệu quả công việc đạt được mỗi ngày mỗi tuần hay không? Khi bạn đặt ra mục tiêu cá nhân cần biết khả năng mình có hoàn thành được hay không, đo lường mức độ hiệu quả như thế nào, đều đánh giá dựa vào con số.

    3. Actionable (Có thể đạt được)
    Actionable là tính khả thi mục tiêu. Một trong những tiêu chí khi đặt ra mục tiêu theo mô hình SMART. Bạn cần nghiêm túc cân nhắc đến khả năng bản thân có thể đạt được mục tiêu đó hay không hay nó quá sức với mình. Xác định được tính khả thi mục tiêu để biết mình đang ở đâu, hiểu về năng lực bản thân trước khi đua ra một kế hoạch để bạn không phải dừng lại giữa chừng.

    Bên cạnh đó, xác định tính khả thi mục tiêu sẽ là động lực để bạn cố gắng mỗi ngày để đạt được kế hoạch, đầy thích thú và thách thức giới hạn bản thân. Với những mục tiêu quá dễ đạt được hoặc khó quá để đạt được đều gây ra tâm lý chán nản, không hào hứng. Vì thế nên đưa ra những mục tiêu có thể đạt được.

    [​IMG]

    4. Relevant (Liên quan)
    Đặt mục tiêu nhưng phải liên quan đến xu hướng hiện tại trong ngành. Mục tiêu cá nhân nên liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm, phù hợp với định hướng và sự phát triển chung công ty. Bên cạnh đó, mục tiêu có thể đáp ứng được vấn đề mà nhà marketer phải đối mặt

    5.Time (Giới hạn thời gian)
    Cuối cùng đó chính là thời gian. Doanh nghiệp phải gắn được thời gian vào mục tiêu thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Điều này, giúp doanh nghiệp đạt được tiến độ nhất quán và đáng kể dài hạn. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian hoàn thành công việc sẽ tạo tính kỷ luật và chuyên nghiệp cho cá nhân, quản lý thời gian và năng suất công việc theo tiến độ hiệu quả.
     

trang này