Đắng miệng còn được gọi là hiện tượng Dysgeusia. Nó được xem là một hiện tượng vô cùng khó chịu, đồng thời còn có thể kéo dài suốt một thời gian dài đến khi nào mà nguyên nhân cơ bản được điều trị. Khi đó người bệnh sẽ thấy miệng có vị đắng, vị mặn và có mùi hôi. Chính tình trạng này sẽ làm cho bạn vô tình mất đi sự tập trung và thậm chí không cảm nhận được các hương vị khác lúc ăn uống. Hoặc chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng sau khi vừa đánh răng xong. Bên cạnh đó còn kèm theo một số triệu chứng khác vẫn còn tùy thuộc chính vào nguyên nhân gây đắng miệng. NGUYÊN NHÂN ĐẮNG MIỆNG VÀO BUỔI SÁNG Nếu như đắng miệng buổi sáng cứ kéo dài một cách liên tục, không hề thuyên giảm thì nguyên nhân có thể do một số bệnh lý gây ra đó là: 1. Do bị khô miệng Khô miệng, còn được gọi là xerostomia và tình trạng này xảy ra khi mà miệng không tạo đủ nước bọt hay rối loạn điều tiết nước bọt gây ra. Hiện tượng này có thể còn xảy ra do một số nguyên nhân đó là: Do lão hóa cơ thể; Dùng một số thuốc kháng sinh; Do hội chứng Sjögren, gây khô quá mức bên trong miệng và mắt hoặc do hút thuốc lá. Nếu như khô miệng kéo dài thì hương vị bên trong miệng nó có thể thay đổi. Cảm nhận về vị đắng thậm chí có thể còn mặn hơn. Bên cạnh đó còn gây rối loạn điều tiết tuyến nước bọt khiến cho việc ăn uống hay là nói càng trở nên khó khăn. Người bị bệnh này có thể hay bị các vấn đề liên quan tình trạng bị sâu răng hay nhiễm trùng nướu răng. 2. Do trào ngược dịch mật gây đắng miệng vào buổi sáng Đây chính là hiện tượng mà dịch mật ở ruột non trào ngược lên trên dạ dày cùng thực quản gây ra. Nguyên nhân có thể vì van môn vị ngăn cách ở giữa ruột non cùng dạ dày bị hư tổn và không đóng kín. Hoặc cũng có thể do một số rối loạn bên trong cơ thể mỗi người gây ra. 3. Do thuốc và thực phẩm chức năng Khi cơ thể bạn hấp thụ một số loại thuốc thì chính tàn dư thuốc được bài tiết vào nước bọt. Mặt khác một số loại thuốc hay thực phẩm chức năng mà có dư vị đắng hoặc nếu có nhiều tính kim loại. Thì nó cũng có thể gây ra khô miệng buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Lúc đó thủ phạm có thể là do kháng sinh tetracycline; Lithium điều trị rối loạn tâm thần; Thuốc tim mạch; Vitamin cùng một số chất bổ sung có chứa kẽm, đồng, crom…. 4. Do chức năng của gan bị suy giảm Gan chính là bộ phận có vai trò điều hòa phản ứng hóa sinh. Nó giúp chuyển hóa và đồng thời còn thanh lọc hóa chất độc hại cho cơ thể. Do đó nếu như gan bị tổn thương, do virus tấn công hay làm việc quá cường độ… Vậy thì lúc đó gan hoạt động không còn được như bình thường hay còn được gọi là bị suy giảm chức năng gan. 5. Do điều trị ung thư Chính việc điều trị hóa trị sẽ gây kích thích vị giác và gây nhiều thứ. Ví dụ như là đắng miệng hoặc là bị suy giảm điều tiết tuyến nước bọt hoặc một số vấn đề liên quan đến tuyến giáp. 6. Do mang thai Khi mang thai lúc đó cơ thể bị thay đổi một số yếu tố và chính sự thay đổi này gây ra ảnh hưởng các giác quan. Chị em do đó sẽ thèm ăn và đồng thời còn có một số thực phẩm gây tình trạng buồn nôn và khó chịu. 7. Do mãn kinh Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh cũng có thể gặp tình trạng đắng miệng vào buổi sáng. Điều này có thể là do hàm lượng estrogen thấp hơn trong cơ thể gây thứ cấp. Nó có thể gây đắng miệng hoặc có thể làm cho miệng khô dai dẳng. 8. Do tổn thương thần kinh Tương tự như những cơ quan khác thì vị giác kết nối cùng dây thần kinh não trực tiếp. Chính sự tổn hại các dây thần kinh gây ra một số thay đổi về trải nghiệm vị giác dẫn đến đắng miệng. Tình trạng này xảy ra có thể do chấn thương đầu hay là một số tình trạng như do động kinh; Do đa xơ cứng; U não; Mất trí; Bại liệt… Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/dang-mieng-vao-buoi-sang-do-nguyen-nhan-nao-dan-den.html Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu