Xét nghiệm Pap được phát minh, đặt tên dựa theo chính tên bác sĩ người Hy Lạp là ông Georgios Nikolaou Papanikolaou. Đây còn được gọi là xét nghiệm Pap smear hay phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm này được dùng phổ biến nhất nhằm mục đích phát hiện cũng như giúp tìm kiếm được sớm các thay đổi trong tế bào có thể gây ra ung thư cổ tử cung. Khi thực hiện xét nghiệm Pap thì bác sĩ thu thập mẫu nhỏ tế bào ở bề mặt cổ tử cung. Sau đó đưa vào tấm lam hay trộn lẫn cùng với dịch cố định giúp kiểm tra dưới kính hiển vi. Chính nhờ việc kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ tìm được các biến dạng cùng với sự thay đổi bất thường tế bào. Tần suất làm xét nghiệm này vẫn còn tùy vào độ tuổi của bạn, kết quả xét nghiệm trước đó và cả các yếu tố khác. Một tế bào được thu thập ở cổ tử cung của xét nghiệm Pap cũng có thể sẽ được xét nghiệm để tìm ra papillomavirus ở người, hay được gọi là HPV. Nhiễm trùng HPV ở đây chính là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung. HPV thông thường được truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục. HPV sẽ bao gồm nhiều các chủng loại khác nhau và trong đó có cả virus HPV16, 18 với nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung. Bác sĩ yêu cầu xét nghiệm HPV cùng với xét nghiệm Pap hay sau khi có kết quả xét nghiệm Pap thấy có các thay đổi bất thường ở cổ tử cung. Lưu ý rằng xét nghiệm Pap chỉ dành cho chị em từ 30 tuổi trở lên. CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ XÉT NGHIỆM PAP Để chị em rõ hơn về xét nghiệm Pap chúng ta cùng đi vào phân tích một số các thông tin quan trọng đó là: 1. Trường hợp nên làm xét nghiệm Pap? Nếu đang có yếu tố nguy cơ dưới đây đồng nghĩa rằng chị em nên làm xét nghiệm Pap thường xuyên: ++ Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung hay thực hiện phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư. ++ Phơi nhiễm với diethylstilbestrol trước khi sinh. ++ Hệ miễn dịch suy yếu vì hóa trị hay ghép nội tạng, do dùng corticosteroid kéo dài. ++ Bị nhiễm HIV. 2. Chuẩn bị gì làm gì cho xét nghiệm Pap? Để đảm bảo kết quả xét nghiệm Pap chính xác nhất cần làm theo các hướng dẫn như sau: Không quan hệ tình dục khoảng 2 đến 3 ngày trước khi thực hiện. Tránh dùng các thứ bọt tránh thai, băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo, không được thụt rửa âm đạo trong khoảng từ 2 đến 3 ngày trước thử nghiệm. Tốt nhất là thực hiện sau 5 ngày khi có kinh nguyệt, vì dù vẫn thực hiện trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo nên tránh thời gian có kinh nhằm đạt được kết quả chính xác nhất. Thực hiện khi đã đi tiểu vì nếu bàng quang đầy làm cho bạn khó chịu khi làm xét nghiệm. 3. Quy trình xét nghiệm Pap Thường thì quy trình thực hiện diễn ra nhanh chóng, đơn giản, chỉ tốn khoảng vài phút mà thôi. Bệnh nhân được bác sĩ, y tá hỗ trợ đồng thời hướng dẫn làm xét nghiệm. Mặc dù xét nghiệm làm bạn không thoải mái nhưng không gây cảm giác đau đớn. Ngoài ra bạn vẫn cảm thấy khó chịu ít hơn nếu làm trống bàng quang trước khi xét nghiệm. Bác sĩ trước lúc thực hiện có thể hỏi một số câu bao gồm: Có đang mang thai không; Có dùng biện pháp tránh thai hay không? Thuốc đang dùng gần đây là gì? Có hút thuốc không? Lần cuối kỳ kinh có bao lâu và khi nào? Có triệu chứng nào như đỏ, ngứa hay là bị lở loét hay không?... Sau đó bệnh nhân nằm với tư thế như sau: Nằm ngửa, gập đầu gối, chân dang rộng còn người thả lỏng. Suốt quá trình xét nghiệm, bác sĩ chèn dụng cụ nhựa hay kim loại và bôi trơn âm đạo. Sau khi kiểm tra trực quan cổ tử cung thì bác sĩ dùng tăm bông hay bàn chải cổ tử cung nhằm cạo nhẹ tế bào 2 mẫu cổ ngoài và cổ trong cổ tử cung. Tế bào được lấy này được cho lên lam kính rồi đưa đến phòng xét nghiệm phân tích. Trong vòng 1 tuần sẽ có kết quả. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/xet-nghiem-pap-la-gi-mot-so-thong-tin-quan-trong-can-biet.html Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu