Top 7 cách quản lý nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Thảo luận trong 'MacOS' bắt đầu bởi bichbtn7h9kka, 7/12/22.

  1. bichbtn7h9kka

    bichbtn7h9kka Member

    Tham gia:
    10/11/22
    Bài viết:
    58
    Thích đã nhận:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu ở mọi lĩnh vực chứ không riêng bất kỳ mô hình nào. Nếu doanh nghiệp không có sự đầu tư vào quản lý nhân sự thì sẽ phải gánh chịu rất nhiều tổn hại trong tương lai. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm kỹ năng quản lý nhân sự, hậu quả khi không biết cách quản lý nhân sự cũng như các cách quản lý nhân sự cho nhà quản lý trong thời đại chuyển đổi số doanh nghiệp.

    I. Quản lý nhân sự là gì?

    Quản lý nhân sự còn được gọi là quản lý nguồn nhân lực cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Việc quản lý nhân sự bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và mục tiêu làm việc. Nhà lãnh đạo hay người làm công việc quản lý nhân sự sẽ chịu trách nhiệm phát triển các quy trình và hỗ trợ nhằm giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ thu hút và giữ chân các nhân viên tài năng cũng như sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của họ.

    II. Hậu quả khi không biết cách quản lý nhân sự

    Quản lý nhân sự chính là trung tâm kết nối mối quan hệ giữa cấp lãnh đạo với nhân viên, đồng thời cũng là người hòa giải, giải quyết những xung đột tại nơi làm việc. Nếu không biết cách quản lý nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp sẽ đối mặt với các hậu quả khôn lường như:
    Gây ra những hiểu lầm hoặc không hài lòng của nhân viên do nhà lãnh đạo thiếu những chính sách công bằng và nhất quán.
    Hồ sơ, thủ tục, giấy tờ không chính xác, lỗi thời, không cập nhật. Những sai sót về mặt giấy tờ có thể dẫn đến những vấn đề pháp lý, kiện tụng làm hao tốn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Những vấn đề về thủ tục, giấy tờ ban đầu thường không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, càng về sau, nó sẽ ảnh hưởng nghiệp trọng đến thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp.

    Quản lý nhân sự đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để phát triển bền vững, mọi nhà lãnh đạo đều cần phải biết cách quản lý nhân sự chuyên nghiệp cũng như có những giải pháp quản lý nhân sự phù hợp.

    III. Top 7 cách quản lý nhân sự hiệu quả

    1. Chọn phong cách quản lý nhân sự

    Trước tiên, nhà quản lý cần phải lựa chọn cách quản lý nhân sự phù hợp với mình. Bởi mỗi nhà quản lý lại tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau. Vậy nên, cách quản lý nhân viên cũng có nhiều ảnh hưởng đến cảm nhận của nhân viên về công việc.

    Một nghiên cứu thực tế cho thấy khoảng 50% nhân viên cho biết họ đã bỏ việc vì người quản lý tồi. Nếu để ý kỹ hơn, chúng ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của khả năng của người lãnh đạo đến các yếu tố như sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên.

    Đây là lý do cho biết việc làm chủ phong cách quản lý là một trong những nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.

    2. Đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá

    Để có thể phát triển lâu dài, việc đánh giá nhân viên là một trong những cách quản lý nhân sự hiệu quả không thể thiếu của các doanh nghiệp hiện nay. Hiệu suất của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và giờ làm việc của nhân viên. Thông qua KPI người quản lý sẽ đặt ra những đánh giá mức độ làm việc của từng nhân viên để có sự điều chỉnh mức độ công việc cho phù hợp với từng người.

    3. Nắm rõ được năng lực của từng nhân viên

    Người quản lý phải là người có khả năng bao quát và nắm rõ nhất mọi vấn đề. Họ phải biết được năng lực thật sự của từng người để có kế hoạch giao việc, nâng cao năng lực của từng người trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, việc nắm bắt được tình hình làm việc của nhân viên thông qua các phần mềm check in check out là điều rất cần thiết, từ đó nhà quản lý có thể đánh giá được tác phong làm việc của nhân viên.

    Qua những dữ liệu trên, nhà quản lý có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc, khả năng phù hợp với công việc của một nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định để đưa ra được một chế độ khen thưởng hợp lý.

    4. Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên

    Việc định hướng và phát triển triển nhân viên có ý nghĩa quan trọng vì nó là sự cam kết về việc tạo môi trường hỗ trợ nhân viên. Nhân viên có thể nhìn thấy được những tiến bộ chuyên nghiệp của mình trong từng giai đoạn, có định hướng rõ ràng trên lộ trình thăng tiến của mình. Định hướng cho nhân viên tốt sẽ làm tăng sự hài lòng của nhân viên đối với môi trường làm việc đồng thời tạo nên thái độ làm việc tích cực thông qua môi trường học hỏi, chia sẻ.

    5. Lắng nghe ý kiến thay vì la mắng nhân viên

    La mắng không phải cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong mọi tình huống. Tại Toyota - tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thay vào đó, các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân sâu xa nhằm sửa đổi phù hợp, hạn chế tối đa thiệt hại cho công ty.

    Việc la mắng không những gây nên khoảng cách giữa nhân viên và quản lý mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Vì vậy, bất kể bạn cảm thấy thế nào, trước hết, hãy tôn trọng nhân viên bằng phép lịch sự cơ bản.

    6. Tạo động lực khích lệ nhân viên làm việc, cho nhân viên quyền phát biểu

    Nhà quản lý nên chú trọng đến việc tạo động lực cho nhân viên. Bằng cách thôi thúc, nắm bắt tâm tư tình cảm, khơi dậy những mong muốn của nhân viên để cho họ thấy rằng khi họ cố gắng làm việc thì họ sẽ đạt được những mong muốn của mình.

    Bên cạnh đó, nhà quản lý cần đảm bảo sao cho tất cả các thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề của công ty ngay cả những vấn đề nhỏ nhất. Từ việc lắng nghe quan điểm của mọi người khiến bạn nhận được sự góp ý của các nhân viên để từ đó có những cải thiện cho công việc trở nên tốt hơn.

    7. Tạo ra nhóm làm việc hiệu quả

    Một nhóm làm việc hiệu quả với bầu không khí thoải mái không chỉ tạo điều kiện cho những nhân viên cũ trong công ty phát triển mà còn thu hút những nhân tố mới đang quan tâm đến việc làm tại doanh nghiệp.

    Để hoàn thành một dự án đòi hỏi nhà quản lý có một chiến lược quản lý nhân sự hợp tác hằng ngày và liên tục giữa các đội nhóm. Một môi trường làm việc mà nhân viên có thể thoải mái khi là chính mình, họ có thể đặt câu hỏi, nêu lên các ý tưởng và nhận được sự tôn trọng là điều mà tất cả những người đi làm đều mong nhận được.

    Trên đây là 7 cách quản lý nhân sự mà nhà quản lý có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Việc từng bước triển khai theo bí quyết trên sẽ giúp bạn tối ưu hóa nguồn nhân sự, đồng thời đẩy mạnh phát triển về năng lực và hiệu suất nhân viên. Chúc bạn thành công!
     

trang này