Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, những người trẻ tuổi, từ 18-40 tuổi là nhóm tuổi năng động, có nguy cơ bị trật khớp vai cao nhất. Đa phần các trường hợp trật khớp vai đều liên quan đến chấn thương. Đôi khi, trật khớp xảy ra sau các hành động bình thường vô hại, chẳng hạn như giơ tay hoặc lăn lộn trên giường. • Thanh niên, đặc biệt là người đi xe máy, khi có va đập hoặc tai nạn xảy ra, bị ngã xuống thì cánh tay của bạn cố gắng duỗi ra để chống đỡ cơ thể, nhưng kết quả là cánh tay của bạn chạm trực tiếp vào mặt đất và trọng lượng cơ thể của bạn trực tiếp đè xuống khiến khớp vai dễ bị trật. • Chơi các môn thể thao tác động, chẳng hạn như bóng rổ, bóng bầu dục, bóng đá, bơi bơi lội, quần vợt; hoặc Các môn thể thao dễ bị ngã, chẳng hạn như bóng chuyền, trượt tuyết và trượt patin. • Do thể chất: Khớp vai của một số người vốn lỏng lẻo, chỉ cần tác động ngoại lực nhẹ (như dơ tay cao, lăn lộn trên giường, xách đồ 1 tay...) cũng dễ dàng gây trật khớp. Theo đó, những bệnh nhân dưới 25 tuổi, tỷ lệ tái phát trật khớp vai cao tới 90%. Nguyên nhân là do: 1/ Nhóm tuổi này còn trẻ khỏe, sử dụng khớp vai mạnh hoặc với cường độ cao. Lực tác động đủ để làm trật khớp vai ở bệnh nhân trẻ tuổi sẽ lớn hơn và phá hủy khớp vai, thường dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cấu trúc ổn định của khớp vai. 2/ Khi bị trật lần đầu có thể dễ dàng được điều trị phục hồi, nhưng nếu không chăm sóc tốt dẫn đến trật lần 2, lần 3. điều này có tính phá hủy khớp vai rất lớn và thường dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cấu trúc vững chắc của khớp vai 3/ Khi còn trẻ tuổi hay chủ quan vào sức khỏe bản thân, khả năng tự chủ và ý thức bảo vệ chưa mạnh dẫn đến khả năng bị trật khớp vai tăng cao. Lúc này, hệ thống dây chằng khớp bị giãn ra nhiều hơn, trở nên lỏng lẻo hơn. Trong khi đó, khớp vai hoạt động thường xuyên nên không còn trạng thái ổn định nữa, tất cả đều dẫn đến dễ tái phát sau khi trật khớp vai. PHÂN LOẠI TÌNH TRẠNG TRẬT SAI KHỚP VAI Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI Trật khớp vai chủ yếu đề cập đến sự trật khớp giữa đầu xương cánh tay và ổ chảo, bao gồm trật khớp trước và trật khớp sau. Một số ít trường hợp bị trật khớp phía dưới. Cụ thể: Trật khớp ra trước Phần trên của xương cánh tay bị lệch về phía trước cơ thể. Đây là loại trật khớp vai phổ biến nhất, chiếm hơn 95% trường hợp. Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân thường liên quan đến tập thể dục; ở người lớn tuổi, nó thường do ngã. Trật khớp ra sau Phần trên của xương cánh tay bị dịch chuyển về phía sau cơ thể. Trật khớp ra sau chiếm 2-4% các trường hợp trật khớp vai và là loại có nhiều khả năng liên quan đến co giật và điện giật. Trật khớp ra sau cũng có thể do ngã hoặc tác động trực tiếp. Trật khớp phía dưới Phần trên của xương cánh tay di chuyển xuống cơ thể. Đây là loại trật khớp vai hiếm gặp nhất, xảy ra ở 1 trong 200 trường hợp trật khớp vai. Nó có thể được gây ra bởi các loại chấn thương khác nhau, bao gồm một cú đánh mạnh xuống vai hoặc cánh tay. Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/sai-trat-khop-vai-o-nguoi-tre-tuoi-va-cach-khac-phuc-kip-thoi.html Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa hoàn cầu